Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Kiểm tra ngay đáy chai nhựa để phòng ngừa ung thư


Hơn 90% người dân không để ý đến ký hiệu vô cùng quan trọng của các con số, nằm trong hình tam giác được bọc bởi ba mũi tên ở phía dưới đáy chai hộp nhựa.

Tất cả các loại chai nhựa sử dụng trên thị trường hiện nay đều được ghi 1 trong 7 kí hiệu này ở dưới đáy chai hoặc trên thân của vỏ chai. Kí hiệu đó nói lên chất liệu nhựa được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Hình tam giác thể hiện rằng loại nhựa này có thể tái chế được.
Đồ nhựa trên thị trường hiện nay đều được ghi 1 trong 7 kí hiệu này
trên thân hoặc đáy chai
Bạn thường tận dụng lại chai, hộp nhựa để đựng nước uống mỗi ngày, dầu ăn, dấm... Tuy nhiên có bao giờ bạn kiểm tra xem trên thân hoặc dưới đáy chai có các ký hiệu để biết được mức độ an toàn khi tái sử dụng chúng chưa?

Nhiều người nghĩ rằng, sau khi chúng ta rửa sạch các chai, hộp nhựa này thì cứ sử dụng tiếp tục, mà không hề biết rằng thực chất các chai nhựa đó có thể rỉ ra chất độc gây hại đến sức khoẻ, thậm chí sẽ gây ung thư nếu bạn sử dụng chúng trong thời gian dài.

Câu chuyện cô bé 12 tuổi liên tiếp dùng một chai nước khoáng để đựng nước uống và bị mắc bệnh ung thư là một hồi chuông báo động cho chúng ta phải nhìn nhận nghiêm túc và quan tâm hơn đối với kiến thức sức khoẻ. Nguyên nhân là do chai nước chứa chất liệu gây độc hại khi sử dụng quá nhiều lần sẽ chảy ra hoá chất độc hại và gây bệnh ung thư.

Khi đọc bài viết này, nếu bạn trước nay vẫn không để ý đến nó, thì hãy nhanh chóng kiểm tra ngay lập tức nhé

1. Kí hiệu PET hay PETE (Polyethylene Terephthalate)
Lọai thứ nhất được đánh số 1: là Polyethylene Terephthalate (kí hiệu PET hay PETE)

Đây là loại thông dụng nhất, được sử dụng để làm vỏ chai nước ngọt, nước suối, nước trái cây, chai nhựa, hộp nhựa …
Dưới đáy chai nước suối có ký hiệu Số 1 (PETE)
Chỉ nên sử dụng một lần rồi bỏ
Loại chai nhựa này, khi đựng nước nóng hay để trong môi trường có nhiệt độ cao > 70 độ C thì PET không chỉ biến dạng mà còn rất dễ rò rỉ ra các chất độc hại cho cơ thể.

Ngoài ra, không nên sử dụng lại những chai nhựa làm bằng PET vì nó rất khó làm sạch và có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, nếu sử dụng loại chai nhựa PET quá 10 tháng có thể có thể rỉ ra các chất gây ung thư.

Do đó, sau khi sử dụng, bạn nên vứt đi những chai nước có ký hiệu này, không nên tái sử dụng lại nhé.

2. HDPE hay HDP (High Density polyethylene)
Lọai thứ 2: là High Density polyethylene (viết tắt là HDPE)

Việc sản xuất ra HDPE còn sử dụng tới các hóa chất độc như Hexane và Benzene.
Bình sữa dưới đáy chai có ký hiệu Số 2 (HDPE)
Nhựa HDPE là loại nhựa cứng thường được dùng để sản xuất bình sữa tươi, bình đựng chất tẩy rửa, dầu gội đầu, dầu ăn, hộp đựng dầu nhớt, đồ chơi và một số túi nhựa.

Nhựa HDPE là một trong những loại nhựa tái chế phổ biến và an toàn nhất so với các loại nhựa khác. Đây là loại nguyên liệu làm chai nhựa mà các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn khi mua.

3. PVC hay V (Polyvinyl Chloride) 
Lọai thứ ba: là Polyvinyl Chloride (viết tắt là PVC hay 3V)

PVC - Polyvinyl chloride khi ở nhiệt độ cao có thể giải phóng rất nhiều chất độc chloride nên hiếm khi dùng làm bao bì sản phẩm, đồng thời rất khó vệ sinh làm sạch nên không thể tái sử dụng. PVC là lọai plastic độc nhất, cả việc chế tạo lẫn vứt bỏ PVC đều gây ra sự rò rỉ chất dioxin vào trong nước và không khí - loại chất cực độc gây ung thư.

Đây là loại nhựa mềm, dẻo được sử dụng làm ống nhựa, bao bọc thức ăn, áo mưa, hộp nhựa, đồ nhựa, đồ chơi trẻ em.

Vì sự an toàn của sức khỏe, hãy tránh xa tất cả các loại chai nhựa, vật dụng mà trên thân có 2 ký hiệu này.

4. LDPE (Low Density Polyethylene)
Loại thứ tư: là Low Density Polyethylene (viết tắt là LDPE)

LDPE ít độc hại hơn PVC, nhưng nó vẫn chứa các chất độc như Butane, Benzene...

Được dùng nhiều trong sản xuất bọc nylon, và trong một số loại chai, túi nhựa. Hiện nay bị lên án bởi các nhóm bảo vệ môi trường và bị cấm bởi tại số thành phố ở Mỹ.

LDPE không được sử dụng trong sản xuất chai nước.

5. PP (Polypropylene)
Loại thứ năm: là Polypropylene (viết tắt PP)

Polypropylene không màu không mùi, không vị, không độc - được xem như loại nhựa tốt và tốt nhất trong 7 loại Plastic.

Được sử dụng làm chai đựng nước, bình sữa cho bé, hộp đựng bảo quản thực phẩm, sữa chua... 
Bình đựng nước có ký hiệu Số 5 (PP)
Đây là loại nhựa cứng, rất nhẹ và có khả năng chịu nhiệt độ cao >100 độ C, điểm nóng chảy lên đến 165 độ C nên có thể tái sử dụng, dùng được trong lò vi sóng.

PP cháy sáng với ngọn lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo, có mùi cháy gần giống mùi cao su.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số hộp đựng thức ăn dưới đáy hộp có hình tam giác với số 5 (PP) nhưng trên nắp là số 1 (PET). Nên khi đặt trong lò vi sóng cần phải bỏ nắp hộp.

Nếu kiểm tra dưới đáy hộp, chai nước, vật dụng có ký hiệu hình tam giác với số 5 (PP) - Hãy an tâm sử dụng bạn nhé. ^_^

6. PS (Polystyrene hay Styrofoam)
Lọai thứ 6: là Polystyrene hay Styrofoam (viết tắt PS)

Polystyrene là loại nhựa rẻ tiền, có khả năng rỉ ra chất sinh ung thư nếu bạn tái chế sử dụng nhiều lần.

Được dùng trong sản xuất bao xốp, ly, hộp thức ăn mang về hay hộp mỳ ăn liền đĩa thức ăn nhanh sử dụng 1 lần rồi bỏ. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt cao < 80 độ C, nhưng tuyệt đối không được dùng trong lò vi sóng vì sẽ giải phóng ra các chất độc hại.

Việc sản xuất Polystyrene sinh ra khí CFC (CloroFluoroCacbon) gây hiệu ứng nhà kính - làm thủng tầng Ozon và làm ô nhiễm nguồn nước và không khí.

Tuyệt đối nói không với các loại chai nhựa, đồ dùng làm từ loại vật liệu PS này.

7. PC (hoặc không có ký hiệu)
Các loại nhựa plastic được đánh số 7: gồm Poly Carbonate (ký hiệu PC) hoặc không có ký hiệu.

PC đây là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA (Bisphenol-A) khi uống thức uống nóng.

Tuyệt đối không sử dụng hoặc tái chế khi trên vật dụng có ký hiệu PC này.
Đề nghị chỉ dùng 2 lọai: số 2 (HDPE) và số 5 (PP)

Do đó, tốt nhất khi uống thức uống nóng các bạn đừng bao giờ uống bằng ly nhựa mà nên dùng ly sứ hoặc ly thủy tinh là tốt nhất.

Vì sự an toàn của sức khỏe, hãy nhanh chóng kiểm tra và loại bỏ những chai nước, các vật dụng bằng nhựa của bạn trước khi mua hoặc tái chế chúng.

Bốn loại nhựa tuyệt đối không nên dùng là lọai số 3, 4, 6 và 7. Nếu bắt buộc phải dùng, đề nghị chỉ dùng 2 lọai: số 2 (HDPE) và số 5 (PP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét